Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Đôi điều cần biết về máy lạnh


Hiện nay công nghệ dân dụng được ứng dụng về Inveter rộng rãi.Sau đây mình xin giới thiệu cho các bạn cụ thể về máy lạnh Inverter và Non-Inverter , các phân khúc và ý nghĩa sử dụng 

                                                     MÁY ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ 

- Máy này thì dĩ nhiên ai cũng tiếp xúc và sử dụng qua rồi, mình nói nhanh gọn cho dễ hiểu luôn. Thiết bị này cũng chia ra làm 2 loại Inverter và Non-Inverter, mình trình bày luôn ưu và nhược điểm của từng loại để các bạn đánh giá rồi tự đưa ra sự chọn lựa cho riêng mình một cách đúng đắn hơn.

1. Inverter :
+ Ưu điểm :
- Kiểm soát được nhiệt độ phòng một cách hoàn hảo, độ chính xác thấp nhất sẽ dao động khoảng 1*C cho tới 0.1*C . Vd : Temp trên Remote bạn chỉnh 27*C thì nhiệt độ máy sẽ điều chỉnh công suất máy giảm từ 100% xuống mức thấp nhất 5% (tùy theo thiết kế board mach biến tần của từng hãng) trong phạm vi nhiệt độ phòng sẽ dao động 26*C hoặc 28*C, chính xác nhất khoảng +/- 0.1*C tức sẽ là 27.1*C hoặc 26.9*C
+ Do kiểm soát được công suất máy nên sẽ giảm được điện năng tiêu thụ một cách đáng kể. Nếu bình quân sử dụng >8h/ngày thì mức tiêu thụ điện năng hàng tháng chỉ bằng 1/2 so với loại máy Non-Inverter.
- Đó là 2 ưu điểm chính của máy Inverter mang lại mà người tiêu dùng có thể cảm nhận được ngay trong ngày đầu tiên và trong cuối tháng đầu tiên trả tiền điện. Với máy Inverter 1.0HP tiền điện bạn chỉ còn 90-150k và với 1.5HP chỉ 150-220K và 2.0HP chỉ khoảng 350K mà thôi, một con số ko tưởng nhỉ , tính ra mức tiêu thụ điện chỉ bằng cái tủ lạnh dung tích 180-240lit mà thôi.
+ Khuyết điểm :
- Khuyết điểm đầu tiên được nói ra là đây là điều mà ai ai cũng dính phải sự lựa chọn chết người. Máy điều hòa Inverter chỉ hoạt động theo yêu cầu Set nhiệt độ trên Remote, tức là bạn Set nhiệt độ bao nhiêu trên đó thì máy phải chạy PowerFul một cách mù quáng để đạt được tới nhiệt độ trên Remote rồi nó mới phát huy được khả năng tiết kiệm điện . Điều này cũng đồng nghĩa với việc là điều kiện phòng ốc như thế nào thì phải đi đúng với công suất máy tương ứng. Do đó bạn chỉ có quyền lắp máy đúng hoặc dư công suất khoảng 0.5HP theo thể tích phòng + điều kiện nhiệt độ bên trong phòng. Thành ra nếu bạn lắp máy điều hòa có công suất nhỏ vào phòng quá lớn thì khả năng tiết kiệm điện của máy sẽ gần như ở mức 0%, thậm chỉ khả năng hư hỏng và hao điện cũng sẽ cao hơn ở mức bình thường. Vì căn bản với máy Inverter cao cấp nếu khả năng máy chạy PowerFul quá lâu ~ <1h thì board mạch sẽ tự động điều chỉnh giảm công suất xuống mức 50%, nghĩa là nếu máy bạn 1.0HP thì lúc đó chỉ còn 0.5HP .
+ Các thao tác lắp đặt cho máy dòng Inverter đòi hỏi phải đúng quy trình ngành lạnh. Dây điện đúng chuẩn (tránh nối dây bị teng đồng hoặc mối nối quá nhiều) , lắp phải hút chân không toàn diện bất kể có lắp kĩ đến mấy cũng phải làm thao tác này. Hạn chế tháo lắp di dời càng nhiều càng tốt, vì thao tác tháo lắp rất cầu kì, do đó ít có kĩ thuật nào để ý cho nên dễ xảy ra hỏng hóc khi di dời.
+ Các hỏng hóc trong quá trình sử dụng thường có độ sửa chữa thấp, gần như là chỉ thay thế phụ tùng chứ ko có khả năng chế / độ gì được. Nói nôm na như đồ điện tử khi đã hỏng thì chỉ có thay chứ ko có sửa, do đó xài càng nhiều thì khoản tiết kiệm điện bù lại cho khoản hư hao máy sau này.
+ Model nào đi với model đó, hiếm có chuyện UnitIndoor model này lại đi kèm với UnitOutdoor model khác được. Cho nên việc đồng bộ là gần như bắt buộc.
+ Chi phí đầu tư ban đầu gần như mắc 1.5 lần so với loại máy Non-Inverter thông thường cùng công suất.
+ Thêm phần quan trọng dễ chết nhất là khái niệm sử dụng Remote của người Việt mình có sai lầm như sau :
* Bất kể máy điều hòa nhiệt độ nào cũng có cách hoạt động ban đầu đều chạy PowerFul khi bạn bật ON. 
Vd : phòng bạn đang 30*C, bạn muốn làm lạnh phòng xuống mức 26*C thì chỉ nên để ở mức 26*C, chứ ko bao giờ nên để ở mức thấp hơn số 26*C. Vì đơn giản máy sẽ làm việc ở mức PowerFul - tức nó sẽ hoạt động ở mức làm lạnh tối đa công suất của máy để mau chóng đạt được nhiệt độ trên Remote mà bạn đã thiết lập. Do đó nếu phòng bạn đang 30*C mà bạn Set 16*C đi chăng nữa thì độ lạnh bạn đầu ............ sẽ ko lạnh hơn được miếng nào khi bạn Set 26*C đi chăng nữa. Cái bất lợi của việc Set nhiệt độ quá thấp khiến cho máy sẽ hiểu rằng nó cần chạy PowerFul bất kể thời gian để mau chóng đạt được nhiệt độ yêu cầu ấy.
- Về vấn đề này bạn sẽ thắc mắc là tại sao trên Remote máy chỉnh được ở mức 16*C mà lại ko chỉnh ở mức 20*C là đủ cho người sử dụng trong phòng rồi. Đơn giản là vì máy điều hòa này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau chứ ko riêng gì dành cho .... người. Với nhu cầu sử dụng <20*C thì phòng được thiết kế cách nhiệt riêng cho việc "Trữ rượu - cần ở mức 20-24*C , trữ bông 16-20*C v.v..." 

2. Non-Inverter : tên dân dã gọi là MONO (cho tới giờ mình cũng chả biết từ này ở đâu ra nữa , chỉ biết thợ ko chuyên hay gọi như thế, chứ kĩ sư chuyên nghiệp nói kiểu này họ lắc đầu thôi )
+ Ưu điểm :
- Sinh ra để chạy PowerFul 100% công suất máy bất kể ngày đêm. Mức chịu đựng PowerFul gấp đôi so với dòng Inverter. Đơn giản vì kích thước Compressor bên trong của dòng này có kích thước to gần gấp đôi so với dòng Inverter. Khả năng làm lạnh hoàn toàn dựa trên phần cơ khí hoạt động của máy nên nếu so ở mức PowerFul 100% thì bên nào lạnh hơn cũng là điều dễ hiểu.
- Hỏng hóc dễ sửa chữa vì cấu tạo khá đơn giản chỉ bao gồm Motor FAN - Compressor - Capaciator là xong 1 cái UnitOutdoor. Trong khi INverter là 1 đống hầm bà lằng dây nhợ, board mạch bên trong.
- UnitOutdoor và UnitIndoor ko cần phải đồng bộ với nhau, nghĩa là với UnitIndoor của hiệu này có thể tích hợp với UnitOutdoor hiệu khác. Combo tuyệt nhất hiện nay là model kiểu UnitIndoor Panasonic + UnitOutdoor Toshiba (UnitOutdoor miễn sử dụng Compressor bên trong là Toshiba là được) - chỉ là một mẹo nhỏ khi sử dụng mà thôi
- Do máy ko sử dụng biến tần nên khi bắt đầu khởi động máy sẽ có dòng Ampe cực cao xảy ra (nó duy trì khoảng 0.5 - 1s, hoặc kéo dài ở mức 15-30s) 
- Chi phí đầu tư ban đầu thấp
- Khâu lắp đặt cũng ko cần đòi hỏi quá kĩ, có thể dùng phương pháp lấy Gas đuổi không khí vẫn OK (chỉ nên áp dụng cho máy xài GasR22). Tuy nhiên nếu hút chân không nữa thì là điểm 10.
+ Khuyết điểm :
- Cái đầu tiên nghĩ đến hàng tháng là .... tiền điện. Bạn thử tính nhẩm trung bình nếu xài ban ngày bao nhiêu tiếng thì sẽ là bấy nhiêu KW, ban đêm thì giảm 1/3 trị số này là ra liền. Vd : ngày xài 8h ~ 8KW cho 1.0HP, còn về ban đêm thì ở ngưỡng 8/3 = 2.6 => ban đêm khoảng 4-5.5KW cho mức dùng 8h.
- Độ lạnh thổi ra luôn gắt hơn so với máy Inverter (do bản chất Non-Inverter luôn luôn chạy 100% công suất máy). Do đó sẽ gây cảm giác lạnh khô và rất dễ dị ứng với người hay mẫn cảm nhiệt độ.
- Do máy luôn chạy ở tình trạng 100% nên gió thổi ra kèm theo sẽ ở mức khoảng 18-22*C. Cho nên vị trí đặt của máy tốt nhất nên hạn chế gió thổi trực tiếp vào người khi ngủ. Vì gió lạnh thổi khoảng thời gian dài dễ bị viêm họng cho người lớn và viêm phổi cho trẻ em (bạn càng để gió ở mức thấp hơn thì hơi lạnh sẽ càng nhiều hơn)
- Đây là dòng máy Non-Inverter nên lúc bắt đầu khởi động Compressor sẽ có dòng Ampe cực cao xuất hiện (chính xác tên gọi thì mình ko biết, sẽ cập nhật sau). Tùy theo công suất máy mà dòng Ampe này sẽ có nhiều mức khác nhau và thời gian duy trì mức Ampe này ở khoảng 0.5s - 5s (mình tính luôn trường hợp máy ko khởi động được). Mức Ampe này được tính như sau :
+ 1.0HP - Khi khởi động 18-20A , dòng Ampe chuẩn khi chạy FullLoad 3.3 - 3.8A (mình cập nhật thông số theo giá trị nhà sản xuất hiện tại luôn, cái cũ tạm thời mọi người quên đi, ko cần biết làm gì nữa). Dây điện cho máy thấp nhất >= 1.2mm, an toàn nên dùng 1.5mm - tính theo chuẩn dây CADIVI dạng cáp 7 sợi. Nếu khoảng cách dây nguồn nổi với máy >15m nên lên thêm 0.5mm
+ 1.5HP - Khi khởi động 26-30A, dòng Ampe chuẩn khi chạy FullLoad 5.1 - 5.8Ampe . Dây điện cho máy thấp nhất >= 1.5mm, an toàn nên dùng 2.0mm - tính theo chuẩn dây CADIVI dạng cáp 7 sợi. Nếu khoảng cách dây nguồn nổi với máy >15m nên lên thêm 0.5mm
+ 2.0HP - Khi khởi động 38-40Ampe, dòng Ampe chuẩn khi chạy FullLoad 7.5-9.3Ampe . Dây điện cho máy thấp nhất >= 2.0mm, an toàn nên dùng 2.5mm - tính theo chuẩn dây CADIVI dạng cáp 7 sợi. Nếu khoảng cách dây nguồn nổi với máy >15m nên lên thêm 0.5mm

                                 Danh sách những thương hiệu và Model của các hãng

1. Toshiba :
- Tin vui cho tín đồ máy lạnh Toshiba là hãng đã chính thức đổ bộ vào Việt Nam. Thay thế cho trước đó là công ty cổ phần Đức Khải nhập riêng về. Cho nên giờ model kể từ giữa 2015 có mã chữ H đầu tiên. Còn lại ko có chữ H hoàn toàn không thuộc về hàng Toshiba VN nhập.
- Chất lượng được đánh giá theo tiêu chí "Hiệu năng, vận hành êm, bền" nhất hiện nay. Nói về Compressor gia dụng thì Toshiba là hàng đầu, thêm vào đó nữa là công nghệ biến tần kèm theo của Toshiba vẫn là Top.1 nữa nên chất lượng cũng như khả năng phải nói là vô đối rồi.
- Thêm về 1 sự thay đổi nữa là về dòng hàng Non-Inverter hiện nay Toshiba VN nhập về hoàn toàn không sử dụng GasR22 nữa mà thay thế bằng loại Gas an toàn hơn là R410a . Cho nên nói về Toshiba thì toàn là GasR410a không nên không có gì cần phải hỏi là loại gì với loại gì nữa.

+ Inverter : Model mã H đầu tiên là có từ giữa 2015. Chất lượng khỏi bàn cãi No.1

* 1.0HP : model H10G2KCV dòng làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R410a

* 1.5HP : model H13G2KCV dòng làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R410a

* 2.0HP : model H18G2KCV dòng làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R410a

+ Non-Inverter : Model H +Mã công suất máy +KS sử dụng riêng cho Việt Nam cho date từ 2015 . Hoàn toàn sử dụng GasR410a

* 1.0HP : model H10S3KS-V dòng làm lạnh 1 chiều

* 1.5HP : model H13S3KS-V dòng làm lạnh 1 chiều

* 2.0HP : model H18S3KS-V dòng làm lạnh 1 chiều

2. Daikin : 
- Xét về chất lượng máy dân dụng <5HP thì Daikin có thể bị coi là lép vế trước Panasonic/Toshiba. Tuy nhiên nếu đánh về >5HP thì cần phải xét lại. Hiện nay Daikin gần như là nắm trọn về các công trình Building cỡ lớn với hệ thống làm lạnh theo nhiều kiểu khác nhau. Giờ mình chỉ bàn về máy dân dụng <5HP trước thôi. 
- Sau đây là các model chính của hãng :

* FTE : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R22. Dòng này được coi là phổ thông nhất của Daikin

*FT : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R22. Dòng này được coi là chất lượng chuẩn so với nguyên bản Non-Inverter (nghĩa là đủ công suất, vật liệu cấu tạo gọi là "ko ăn bớt")
* FTKD : dòng Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R22.
* FTKS : dòng Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R410a
* FTNE : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R410a
* FTKC : dòng Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R32. Dòng này là dòng phổ thông căn bản của công nghệ Gas R32 mới nhất hiện nay.
* FTKV : dòng Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R32. Tạm thời mình chỉ đánh giá là chỉ khác với mẫu KC là có thêm Sensor dò ngay trên mặt nạ UnitIndoor. Về UnitOutdoor thì chưa có điều kiện tháo ra, chỉ nhìn tổng quan là 2 cái UnitOutdoor R32 mà nhìn thì chả thể nào biết em nào là em nào (vì nó to như nhau)
# Lưu ý : hàng Daikin có chất lượng tốt hoàn toàn Made In Thailand . Cho nên hiện nay có luôn hàng vẫn là Daikin nhưng là Made In Malaysia với chất lượng so sánh khá tệ ~ 6 điểm / 10 điểm khi so sánh với Made In Thailand. Về giá thành thì 2 loại xuất xứ này chênh lệch nhau số tiền kha khá lời đấy !!! Do đó người tiêu dùng mua mà ko để ý cái này là dính phốt hơi bị đau luôn.

3. Panasonic :
- Hiệu năng chỉ đứng sau Toshiba. Tuy nhiên xét về khía cạnh bù trừ thì Panasonic có UnitIndoor thổi nhiệt ra tốt hơn Toshiba cho nên khả năng làm lạnh của Panasonic là tốt hơn. Chính cái ưu này cũng là cái khuyết điểm vì lá diện tích tiếp xúc nhiệt quá nhiều nên các lá nhôm rất mỏng và dễ dập móp khi bảo trì liên tục. Do đó nếu sử dụng Panasonic để kinh doanh thì là điều bất lợi hơn so với Toshiba. Cho nên nếu cho điểm thì Panasonic vẫn là 9, Toshiba là 10

- Các kí tự model của hãng để nhận biết máy thuộc dòng nào, sử dụng Gas nào.
* KC : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R22
* C : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, chỉ có thêm bộ phát Ion kèm theo, sử dụng Gas R22. Chi tiết bên ngoài hoàn toàn giống KC
* E : dòng Inverter, làm lạnh 2 chiều, sử dụng Gas R410a.
* A : dòng Non-Inverter, làm lạnh 2 chiều, sử dụng Gas R22
* S : dòng Inverter , làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R410a, điện áp nguồn làm việc 220-240vol . Mã model an toàn nhất hiện nay RKH-8 / date có từ 2015 (không có số 8 đằng sau thì đó là hàng ngoài - lậu trốn thuế)
* TS : dòng Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R410a, điện áp nguồn làm việc 200-220vol. Đây được coi là dòng ăn bớt của dòng S. model này đã thay thế cho model S từ giữa năm 2013 rồi.

 *Lưu ý :Model Inverter giờ là mã S thay thế luôn cho TS .
 4. LG :
- Thương hiệu hàng đầu của Korea trong đó có SAMSUNG. Xét về khía cạnh điện lạnh thì chỉ có LG là xài ổn mà thôi. Nói về chất lượng thì LG cũng có cái khôn trong đó là có vay mượn Compressor của Toshiba làm cho 1 số model của mình, tuy nhiên cho đến nay thì mình chỉ check thấy vài model xưa thôi chứ theo tình hình hiện tại thì Compressor vẫn là của hãng có cái Logo chữ LG to chà bá. Hãng này có thể gọi là xài theo kiểu "em thích Vespa nhưng chỉ có tiền mua Elizabeth" thôi

* S : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dung Gas R22

* V : dòng Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dung Gas R410a













                        

                             Sau đây mình sẽ liệt kê các thương hiệu nào hiện 
                     đang nằm trong phân khúc và ý nghĩa của từng phân khúc :

- Giữa các phân khúc sẽ khác nhau chủ yếu nhận biết rõ nhất là hiệu năng mang lại. Có nghĩa là độ lạnh (hoặc sưởi) sẽ sâu hơn nhưng điện năng tiêu thụ lại ít hơn. Đó cũng là lý do dòng cao cấp lại có khác biệt lớn so với dòng trung cấp và chỉ có những ai sử dụng qua rồi mới cảm nhận được.
+ Dòng cao cấp :

- Tiêu chí căn bản luôn luôn là hiệu năng và mẫu mã.

* Top 1 : Panasonic - đứng đầu về kiểu dáng sang trọng, hiệu năng kèm theo thì so ngang ngửa 9/10 với Toshiba. Chỉ mỗi tội là các chi tiết lá nhôm và ống đồng quá mỏng khiến dễ bị xì xọt (xác suất hên xui thôi)

* Top 2 : Toshiba - đứng đầu về hiệu năng, mẫu mã kèm theo thì bị coi là thô kệch nhưng ko đến nỗi xấu . Rất thích hợp cho cày ngày cày đêm trâu bò nhất nhưng ...... giá anh này lại mắc nhất trong các hãng.

+ Dòng trung cấp :

- Tiêu chí dành cho đầu tư số lượng nhiều nhưng vẫn giữ được mức an toàn cần thiết về độ bền.
* Top 1 : Daikin - năm nay hãng này vượt lên cả Mitsubishi Heavy lẫn Electric vì còn có model Inverter xài Gas R22 và R410a có tiêu chuẩn "đủ - ko ăn bớt" nên mức an toàn cao hơn những Model "ăn bớt". Ngoài ra sự lựa chọn của Daikin phải nói là đa dạng đến mức chọn model nào cũng có từ Gas R22 - 410a - R32 cho cả 2 mảng Inverter lẫn Non-Inverter. Tuy nhiên mức ổn định của Daikin còn phụ thuộc nhiều vào mức độ bảo trì liên tục hàng năm ~ 1 năm bảo trì 3-4 lần . Còn sự lựa chọn thích hợp nhất vẫn phải so sánh với 2 anh cả đầu tiên Top 1&2 rồi mới tới anh Top3 này. Xét về giá cả thì tùy thời điểm mà đôi khi Daikin lại có giá cao hơn cả Toshiba lẫn Panasonic, cho nên khi giá lại cao ngất ngưỡng thế này thì cần phải check lại nhiều thứ rồi mới có nhận xét cụ thể là nên mua Daikin hay ko.

* Top 2 : Mitsubishi Heavy - chỉ xác nhận cho model Non-Inverter 18CL. Năm nay thương hiệu Mitsubishi Electric lẫn Heavy bị phai mờ bởi thương hiệu Daikin rồi

+ Dòng bình dân :

* Top 1 và chỉ 1 mà thôi : LG - thương hiệu nổi tiếng hàng đầu về điện máy của Korea. Chất lượng và hiệu năng chỉ trong tầm giá , ít ra cũng hơn nhiều mấy thương hiệu gia công của China nhiều.

* Top 2 : ai mà nghĩ là Samsung thì thôi luôn đi nha, xài hết bảo hành là em nó ngủm luôn đấy. Cấu tạo vật liệu của UnitOutdoor bây giờ toàn là ....... Nhôm, Nhôm, Nhôm EveryWhere T.T

+ Dòng xài cho biết :

- Tiêu chí : chưa bao giờ xài máy lạnh, kẹt tiền ko có khả năng mua máy xịn, xài để chữa cháy, xài để kinh doanh theo kiểu đối phó
* Top 1 : Funiki ~ Reetech . Cái hay của Funiki là nhái kiểu dáng của Panasonic tới mức 90% (linh kiện bên trong thì chỉ có Motor FAN ở UnitIndoor là của Panasonic - nhưng là chất lượng loại 2 hiệu OLONG China sản xuất thôi). Còn Reetech thì sử dụng Board mạch của model cũ của Toshiba sử dụng trước kia, UnitOutdoor thì Good cái sử dụng Compressor của Toshiba (nói nôm na là có cái UnitIndoor là quá tệ thôi).

* Top 2 : từa lưa các hiệu trong đó có luôn cái tên rất rât rât ..... nổi tiếng là ELECTROLUX. Lý do tại sao mình xếp luôn Electrolux vào bảng này là vì Electrolux bản thân ko có mảng điều hòa mà chỉ là đi vay mượn đồ của China về lắp lên để cho có mảng điều hòa bán mà thôi.

                                      Cách lựa chọn máy điều hòa có công suất phù hợp
                                                                với điều kiện phòng :


+ Phòng >30m3 : điều kiện ko nắng trưa chiếu bất kì hướng nào => 1.0HP cho Inverter lẫn Non-Inverter. Áp dụng cho nhiệt độ phòng vào ban ngày xuống thấp nhất 24*C và ban đêm 20-22*C

+ Phòng 45-55m3 : điều kiện ko nắng trưa chiếu bất kì hướng nào => 1.5HP cho Inverter lẫn Non- Áp dụng cho nhiệt độ phòng vào ban ngày xuống thấp nhất 24*C và ban đêm 20-22*C

+ Phòng 60-80m3 : điều kiện ko nắng trưa chiếu bất kì hướng nào => 2.0HP cho Inverter lẫn Non- Áp dụng cho nhiệt độ phòng vào ban ngày xuống thấp nhất 24*C và ban đêm 20-22*C

+ Phòng 90-110m3 : điều kiện ko nắng trưa chiếu bất kì hướng nào => 2.5HP cho Inverter lẫn Non- Áp dụng cho nhiệt độ phòng vào ban ngày xuống thấp nhất 24*C và ban đêm 20-22*C

- Nếu điều kiện phòng bị nắng trưa chiếu ảnh hưởng bởi bất kì hướng nào trong phòng (kể cả trần la phông mà ko cách nhiệt) thì cứ tính theo giá trị mét vuông (m2) ở mức 3m x 4m = 12m2 thì cộng thêm 0.5HP . Nếu là 2 bức như vậy thì bạn lại cộng thêm 0.5HP nữa. Áp dụng cho nhiệt độ phòng vào ban ngày xuống thấp nhất 27*C và ban đêm 25*C

- Nếu điều kiện phòng là kinh doanh Internet hay phòng hội họp có số người đông thì tính 10 người hoặc 10 máy tính (1 máy tính là 1 người, nếu Combo máy tính có người xài thì tính là 2 chứ ko phải là 1) = 1.0HP . Áp dụng cho nhiệt độ phòng vào ban ngày xuống thấp nhất 27*C và ban đêm 26*C . Nếu tính kinh doanh theo chuẩn an toàn luôn thì ở mức 7 người = 1.0HP

- Nếu điều kiện phòng xung quanh toàn là vách nhôm thì cứ tính thất thoát nhiệt theo 2 vách nhôm có diện tích 4m x 4m = 0.5HP bù thêm cho máy là OK. Áp dụng cho nhiệt độ phòng vào ban ngày xuống thấp nhất 26-27*C và ban đêm 24-25*C

-Mình đã giới thiệu xong cho các bạn biết về đặc điểm các dòng sản phẩm máy lạnh , các thương hiệu hàng đầu và cách chọn máy lanh sao cho phù hợp. nếu có thắc mắc xin liên hệ đến Công Ty TNHH Thương Mại Điện Máy MINH KHOA hoặc theo số ĐT: 08.3935 1122 - 08.66.564 560 để được giúp đỡ và tư vấn.
Cảm ơn quý độc giả đã quan tâm đến bài viết này của chúng tôi.



     CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐIỆN LẠNH MINH KHOA
                453/84KB Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TPHCM
                          ĐT: 08.3935 1122 - 08.66.564 560
                      Hotline: 0907 647 649 - 0937 647 649
                          Email: dienmayminhkhoa@gmail.com
                           http://www.dienlanhminhkhoa.vn/
                           



Bài viết được thực hiên bởi công ty thiết kế website Bantayso.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét